Chuyên đề: Đại cương kim loại

Chuyên đề: Đại cương kim loại trình bày về lý thuyết về đại cương kim loại, kim loại tác dụng với phi kim, kim loại tác dụng với dung dịch axit có tính oxi hóa mạnh, kim loại tác dụng với nước, kim loại tác dụng với dung dịch muối, dãy điện hóa, điều chế kim loại và phản ứng nhiệt luyện. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tài liệu. | CHUYÊN ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Phần 1:Lý thuyết về đại cương kim loại I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN Page | 1 Hơn 80% các nguyên tố hóa học là kim loại. Trong bảng tuần hoàn, kim loại gồm: - Các nguyên tố s thuộc nhóm IA và IIA (trừ H, He). - Các nguyên tố p thuộc nhóm IIIA (trừ Bo), Sn, Pb (nhóm IVA), Bi (nhóm VA) và Po (nhóm VIA). - Tất cả các nguyên tố d (thuộc các nhóm B). - Tất cả các nguyên tố f (thuộc họ Lantan và họ Actini). → Kim loại tập trung ở phía dưới và bên trái của bảng tuần hoàn. II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ KIM LOẠI - Nguyên tử kim loại có ít e ở lớp ngoài cùng: thường từ 1 đến 3e. - Bán kính nguyên tử lớn và điện tích hạt nhân nhỏ so với các phi kim trong cùng chu kì. - Năng lượng ion hóa thấp và độ âm điện nhỏ so với các phi kim cùng chu kỳ. III. MẠNG TINH THỂ KIM LOẠI 1. Mạng tinh thể kim loại - Phần lớn có cấu tạo đặc khít. Kim loại thường tồn tại dưới 3 kiểu mạng là: lập phương tâm diện (74%), lập phương tâm khối (68%) và mạng lục phương (74%). - Nút mạng là các cation hoặc nguyên tử kim loại dao động xung quanh vị trí nhất định. - Giữa các nút mạng là rất nhiều các e có thể chuyển động tương đối tự do. 2. Liên kết kim loại Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do các e tự do gắn các nút mạng với nhau. IV. TÍNH CHÂT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI 1. Các tính chất vật lí chung - Kim loại có tính chất vật lí chung là dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Copyright by UCE Corporation - Các tính chất vật lí chung này là do các e tự do có trong mạng tinh thể kim loại gây ra. 2. Một số tính chất vật lí khác - Tỉ khối: của các kim loại rất khác nhau nhưng thường dao động từ 0,5 (Li) đến 22,6 (Os). Thường thì: Page | 2 + d 5: kim loại nặng (Zn, Fe.). - Nhiệt độ nóng chảy: biến đổi từ -390C (Hg) đến 34100C (W). Thường thì: + t 15000C: kim loại khó nóng chảy (kim loại chịu nhiệt). - Tính cứng: Biến đổi từ mềm đến rất cứng. Tỷ khối, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng của kim loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiểu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.