Chương 10: Sinh thái học quần xã

Sự sống sót, sự dao động và sự phân bố của một loài sinh vật nào đó theo không gian và thời gian không chỉ phụ thuộc vào môi trường vật lý (khí hậu, đất) mà còn phụ thuộc vào các mối quan hệ qua lại giữa các loài cùng chung sống trong môi trường này. Điều này có nghĩa là các sinh vật không tồn tại độc lập, ngoại trừ môi trường thí nghiệm. Trong tự nhiên, một quần thể sinh vật không tồn tại độc lập mà thường chung sống và tương tác qua lại với nhiều quần thể sinh vật khác | Những biến đổi của quần xã thực vật theo mùa được gọi là sự biến đổi theo thời gian trong năm. Hiện tượng này gây ra bởi những thay đổi của sinh cảnh và của sự vắng mặt một số loài có nhịp sống theo mùa. Khi điều kiện thời tiết hàng năm vào các mùa nhất định không có biến đổi lớn, thì sự biến động theo mùa của quần xã thực vật sẽ diễn ra đều đặn hàng năm. Nguyên nhân của những biến đổi theo mùa là do sự thay đổi theo mùa của các yếu tố sinh thái như: khí hậu, chế độ thủy văn, tiểu khí hậu rừng, tác động của con người và động vật. Trong số các nguyên nhân này, sự thay đổi của khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Do khí hậu của vùng nhiệt đới ít thay đổi hơn so với khí hậu của vùng ôn đới, nên thực vật ở nhiệt đới cũng ít thay đổi hơn so với thực vật ở ôn đới. Quan sát các quần xã thực vật vào các mùa khác nhau, chúng ta dễ dàng nhận ra chúng có những thay đổi sau đây: (1) sự luân phiên giữa sự thay lá, trổ hoa, phát tán quả và sự ra lá mới; (2) sự tàn lụi hoặc biến mất của một số loài (đặc biệt là các loài cây hòa thảo) trong một vài tầng phiến. Để theo dõi sự biến đổi của quần xã, người ta thường lập bảng vật hậu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.