Chương 8: Quan hệ giữa rừng với đất

Trong khoa học về đất, chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ: đất1 và đất đai2. Thuật ngữ đất đai được hiểu là “Tổng hợp một số yếu tố mặt đất như địa hình (độ cao, độ dốc, hướng dốc, mức độ chia cắt của mặt đất.) và đất có liên quan đến vị trí địa lý của hệ sinh thái”. Thuật ngữ đất được các nhà khoa học về đất hiểu là “Vật chất khoáng tơi rời trên bề mặt trái đất làm thoả mãn môi trường tự nhiên cho sinh trưởng của thực vật” | Đất ảnh hưởng rất đa dạng đến rừng. Trước hết, rừng trả về đất phần lớn các chất khoáng mà chúng rút ra từ đất. Các sản phẩm này ở dạng các vật rụng như lá, cành, hoa, quả và thân cây chết. Lượng Ca, K, P, N. được cây rừng trả lại đất sau khi chết từ 70 - 90% so với nhu cầu của chúng. Khi bị phân giải, thảm mục chuyển hóa thành mùn; mùn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với qúa trình hình thành đất và điều chỉnh sự thu nhận các chất khoáng vào đất. Trong một hécta rừng tự nhiên có hàng chục, hàng trăm tấn vật rụng. Khi đủ nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm, các lớp vật rụng này được các vi sinh vật và giun đất công phá, và qua nhiều biến đổi trung gian chúng trở thành mùn nhuyễn. Mùn nhuyễn có một loạt tính chất như tơi xốp, dung tích chứa khí cao. Đất còn là nơi sinh sống của các động vật thân mềm như giun đất, các vi sinh vật và nấm. Đất có nhiều thảm mục và mùn trở thành đất có độ phì cao, có cấu trúc tơi xốp, thấm nước nhanh và giữ nước tốt. Giun đất có một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành đất. Cho một lượng đất lớn đi qua đường tiêu hóa, giun đất làm đất tơi xốp, thoáng khí, giàu nitơ, photpho, canxi. Cùng với các sinh vật phân hủy khác, giun đất là nhân tố hình thành đất không thể thay thế.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.