"6 dạng đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 (Từ năm học 2014 đến 2016)" bao gồm các dạng đề thi của các năm 2016 - 2017, 2015 - 2016, 2014 - 2015. Trong đó, có các nội dung như: tập làm văn, kiểm tra tiếng Việt, kiểm tra ca dao và thơ trung đại Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm cấu trúc đề thi 1 tiết môn văn cụ thể hơn. | Nhằm hỗ trợ các bạn trong việc ôn tập chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra trên lớp. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu "6 dạng đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 (từ năm học 2014 đến 2016)" sưu tầm một số bài kiểm tra của những năm học gần nhất. Dưới đây là một phần đoạn trích của tài liệu, mời các bạn xem qua:6 DẠNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 (TỪ NĂM HỌC 2014 ĐẾN 2016) 1. ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 NĂM 2016 – 2017 Đề bài: Em đã có lần mắc khuyết điểm ( hoặc làm một việc tốt ) làm em nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện ấy. Đáp án + Biểu điểm: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô. Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh. Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa .