Tư duy sân khấu Chèo

tài liệu "Tư duy sân khấu Chèo". Tài liệu giúp các bạn hiểu hơn về loại hình nghệ thuật Chèo thông qua trả lời các câu hỏi Tư duy chèo là gì? Hồn thơ trong chèo là gì? Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cùng như tìm hiểu loại hình nghệ thuật dân tộc. | Làm thế nào để có một tư duy Chèo phong phú và nhậy bén. Trước hết là thông thuộc ngôn ngữ Nghệ thuật chèo, thông thuộc những luật lệ, phép tắc, vận dụng chúng trong sáng tạo. Sự hiểu biết này không chỉ trên mặt lý thuyết mà phải trải nghiệm nó trong qúa trình làm nghề. Đối với người làm nghề chèo cũng như vậy. Trước hết là siêng năng làm nghề, tâm huyết với nghề. Thứ hai là không dừng lại ở trình độ tư duy người chơi cờ gọi là “sạch nước cản” mà phải vươn lên tới trình độ giải quyết được những vấn đề mới của nghệ thuật. Đối với cao thủ cờ là thế cờ, nhà thơ là bài thơ hay, còn đối với người làm chèo là những mô hình nghệ thuật. Người có tư duy chèo phong phú phải là kho tàng những mô hình nghệ thuật chèo thu góp từ những trò diễn từ cổ chí kim. Những nghệ nhân lỗi lạc của chèo cổ là như thế đó. Như Lý Mầm – một nghệ nhân chuyên diễn “hề”. Trong một buổi giới thiệu vai “hề gậy” với bạn sân khấu nước ngoài, cụ đã diễn hết trò nọ đến trò kia thời gian dài đến lỗi giữa chừng phải đề nghị cụ dừng lại. Tìm hiểu ra mới biết rằng, thì ra tất cả các mẫu trò “hề gậy” trong tứ chiếng chèo đều nằm trong con người cụ. Và tôi không còn lấy làm lạ nữa khi nhớ lại vai “khách trú” trong Một trận cười – chèo đề tài hiện đại của Nguyễn Đình Nghị. Cụ đã ngẫu hứng sáng tạo nên hình tượng một nhân vật đương thời hài hước và sinh động khiến ai đã từng xem không thể quên được. Hẳn phải có những chú hề ẩn bên trong tư duy sáng tạo của cụ. Thuộc cùng loại với Lý Mầm, có thể kể đến những nghệ nhân như Trùm Thịnh, Cả Tam, Hai Sinh, Tư Liên, Năm Ngũ Họ sống như cá với nước trong kho tàng những mô hình chèo truyền thống. Họ sống hàng ngày cũng mang duyên dáng chèo. Do đó họ nghĩ lên là chèo. Họ diễn ra là chèo. Đối với họ, bảo làm kịch họ cũng làm ra thành chèo. Đây là trường hợp xảy ra trên sân khấu chèo cải lương vào những năm 20 của thế kỷ XX. Mặc dầu Nguyễn Đình Nghị – người chỉ đạo nghệ thuật tuyên ngôn cải cách chèo theo hướng tả thực của kịch Thái Tây, song trên sân khấu Lạc Việt thời bấy giờ vẫn tung hoành những hình dáng nhân vật chèo, vẫn ròn rã những tiếng cười chèo của Tứ Liên, Năm Ngũ. Thì ra ông Nghị không cải tạo nổi cái tư duy quá đậm đà chất chèo của những nghệ nhân thu nạp về từ tứ chiêng chèo.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.