Mời các bạn tham khảo bài giảng Chuyên đề 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại sau đây để nắm bắt được những kiến thức khái quát về pháp luật hợp đồng Việt Nam; hợp đồng dân sự; hợp đồng trong hoạt động thương mại. | CHUYÊN ĐỀ 3: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Khoa Luật - ĐHKTQD NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM II. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ III. HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM 1. Khái niệm hợp đồng 2. Phân loại hợp đồng 3. Nguồn pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật 1. Khái niệm hợp đồng - Hiện nay ở Việt Nam, trên phương diện pháp lý, khái niệm hợp đồng được hiệu một cách chung nhất là hợp đồng dân sự “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 Bộ luật dân sự 2005). => Như vậy: + Hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên; + Sự thoả thuận hướng tới các đối tượng xác thực; + Sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý . - Mối liên quan giữa khái niệm hợp đồng dân sự với giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2. Phân loại hợp đồng (theo những tiêu chí khác nhau) * Theo nội dung của hợp đồng * Theo tính chất của hợp đồng * Theo tính thông dụng của hợp đồng * Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng * Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng * Theo hình thức của hợp đồng => Chú .