Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7078-2:2007 áp dụng để đánh giá nhiễm xạ triti trên bề mặt thiết bị và cơ sở làm việc, vật chứa vật liệu phóng xạ và nguồn phóng xạ kín. nội dung chi tiết. | Trong nhiều trường hợp, nhiễm xạ triti tồn tại dưới dạng của nước bị nhiễm xạ, và nó có thể bay hơi, gây ra hiện tượng nhiễm xạ triti trong không khí. Do có nhiều thiết bị phát hiện triti lấy mẫu khí để xác định hàm lượng triti trong không khí. Bởi vì triti có khả năng khuếch tán và hấp thụ vào bề mặt và do tia beta phát ra có năng lượng thấp, cho nên phải đặc biệt cẩn thận khi đánh giá nhiễm xạ triti trên bề mặt. Tổng độ nhiễm xạ bề mặt không thể đánh giá chính xác bằng phương pháp đánh giá trực tiếp hoặc phương pháp đánh giá gián tiếp. Phương pháp đo trực tiếp được thực hiện bằng thiết bị đo độ nhiễm xạ, phương pháp này không đo được toàn bộ hoạt độ hấp thụ bên dưới của bề mặt. Phương pháp gián tiếp được thực hiện bằng việc thử nghiệm mẫu lau ướt thông thường đưa ra ước tính hợp lí của độ nhiễm xạ bề mặt có thể tẩy được tại thời điểm thu thập mẫu. Tuy nhiên, triti hấp thụ bên trong bề mặt có khuynh hướng khuếch tán trở lại gây tái nhiễm xạ trên bề mặt được tẩy xạ một phần hoặc toàn bộ bằng quá trình tẩy xạ hoặc bằng thử nghiệm mẫu lau. Hơn nữa, nguy hiểm phóng xạ từ triti bay hơi có thể vẫn còn. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hại thực sự trong các trường hợp cụ thể việc kết hợp cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp phải được sử dụng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phương pháp đánh giá thử nghiệm mẫu lau là đủ để đánh giá mức độ nguy hiểm sinh ra từ sự xâm nhập của chất phóng xạ do tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm xạ triti.