hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Thương mại; mô tả, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Huế từ năm 2009-2011 từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian qua; trên cơ sở lý luận, thực trạng và nguyên nhân, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu-chi nhánh Huế. | Luận văn tốt nghiệp Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình như: việc đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng của các Ngân hàng TMCP những năm 1989-1990, việc đặt một uế số ngân hàng TMCP vào tình trạng giám sát đặc biệt những năm 1999- 2000, hay vụ việc tiến hành xử lý một khối lượng nợ tồn đọng khá lớn của các Ngân hàng Thương H mại nhà nước từ năm 2000 trở về trước. Thêm vào đó, đối với hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng chiếm hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ tín tế dụng chiếm từ 50% đến 70% thu nhập của ngân hàng. Từ đó có thể thấy trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận h chủ yếu nhưng đồng thời cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Và một trong in những rủi ro đáng quan tâm trong hoạt động của các ngân hàng chính là rủi ro tín cK dụng. Rủi ro tín dụng hiểu một cách chung nhất là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Nói cách khác là rủi ro phát sinh khi người đi vay không họ thực hiện đúng theo cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Đ ại Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả những ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng quản trị nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Do .