Đề tài được thực hiện nhằm những mục tiêu chính sau: Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu và một số biểu hiện độc tính cấp khi xạ trị đơn thuần trên người bệnh ung thư vòm mũi họng tại bệnh viện K năm 2007; đánh giá công tác hướng dẫn tự chăm sóc của điều dưỡng viên trên những người bệnh được xạ trị đơn thuần. | ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là bệnh hiếm gặp, tỷ lệ nhỏ hơn 1/ dân. Tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ cao ở vùng Nam Trung Quốc, khu vực Đông Nam Châu Á và Địa Trung Hải : 30-100/ dân. Tỷ lệ mắc trung bình ở Bắc Phi, tỷ lệ mắc thấp ở những người da trắng và Nhật Bản. Tỷ lệ mắc cao ở nhóm tuổi từ 40-50, nam/nữ là 2/1-3/1[1]. Ở Việt Nam, ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc cao, là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất . Theo ghi nhận ung thư Hà Nội, giai đoạn 2001-2004, ung thư vòm họng là bệnh đứng thứ tư trong các loại ung thư nói chung ở nam giới. Tỷ lệ mắc trên dân ở nam là 7,8 và ở nữ là 3,3 [2],[4]. Năm 2011 có khoảng trên 500 người bệnh (NB) mới được chẩn đoán tại bệnh viện K và ước tính chiếm khoảng 50% tổng số người bệnh điều trị tại khoa xạ đầu cổ. Dù xu thế hiện nay là kết hợp hóa xạ trị cho người bệnh, nhưng xạ trị vẫn là phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên, những người bệnh cao tuổi, toàn trạng yếu, có bệnh nội khoa kết hợp thì chỉ có chỉ định xạ đơn thuần. Ngoài tác dụng chính là triệt căn tế bào ung thư thì xạ trị đơn thuần gây cho NB những độc tính khó tránh khỏi như: Mệt mỏi, đau, tổn thương da vùng tia, tổn thương niêm mạc, thay đổi vị giác, thay đổi về nước bọt Những độc tính này có thể giảm nếu như điều dưỡng chăm sóc và hướng dẫn tự chăm sóc cho người bệnh trước, trong điều trị đầy đủ. Theo ước tính dựa trên thực tế tại kho hồ sơ và sổ sách tại khoa xạ đầu cổ Bệnh viện K thì trong năm 2007, số người bệnh được xạ trị đơn thuần là 55,2% (170/308 NB) được điều trị, chiếm tỉ lệ cao nhất về số người bệnh ung thư vòm họng được xạ trị đơn thuần trong giai đoạn 2000-2011. Chăm sóc NB là một phần của chiến lược điều trị. Nghiên cứu công tác chăm sóc người bệnh UTVMH được xạ trị đơn thuần từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc cho điều trị nhóm bệnh này đồng thời là tiền đề để chăm sóc tốt hơn cho nhóm NB hóa xạ trị kết hợp và nhóm người bệnh ung thư đầu cổ có chỉ định xạ trị. Tuy nhiên, 1 cho đến nay, chưa có .