Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Tình hình tổn thương do vật sắc nhọn, kiến thức và thực hành tiêm an toàn của Điều dưỡng viên Bệnh viện Da Liễu Trung ương năm 2012

Đề tài tập trung mô tả tình hình tổn thương do vật sắc nhọn khi tiêm ở Điều dưỡng viên tại bệnh viện Da liễu trung ương trong năm 2012; mô tả kiến thức, thực hành về tiêm an toàn của Điều dưỡng viên tại bệnh viện Da liễu trung ương; xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm an toàn của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương. | ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Hàng năm, toàn thế giới có khoảng 16 tỷ mũi tiêm. Trong đó, 90-95% số mũi tiêm nhằm mục đích điều trị và khoảng 5-10% mũi tiêm dành cho dự phòng [18]. Trong điều trị, tiêm - truyền có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng. Tuy vậy, mũi tiêm chỉ có thể đảm bảo mục đích điều trị nếu được kê đơn một cách phù hợp và được thực hiện một cách an toàn. “Tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm có sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, phù hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm và không gây chất thải nguy hại cho người khác”[17, 18, 30]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tiêm không an toàn có thể gây ra những biến chứng như: áp xe, teo cơ tại vị trí tiêm, choáng phản vệ và đặc biệt là nguy cơ lây truyền các virus qua đường máu như virus viêm gan B, viêm gan C và HIV cho cả người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng [31]. Thống kê năm 2000 của WHO cho thấy tiêm không an toàn gây ra 32% số ca nhiễm HBV mới, 40% số ca nhiễm HCV mới và 5% số nhiễm ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu [18, 30]. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về TAT. Thống kê cho thấy, có tới 70% số mũi tiêm được kê là không cần thiết và có thể được thay thế bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi [25]. WHO khẳng định, năm 2000, có tới 50% số mũi tiêm ở các nước đang phát triển không an toàn. Tại Việt Nam, số liệu khảo soát cho thấy 55% số nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về kiểm soát nhiễm khuẩn trong tiêm. Nghiên cứu năm 2012 của Dương Khánh Vân tại 6 bệnh viện trung ương và thành phố tại Hà Nội [14] cho thấy 46% số tai nạn thương tích do vật sắc nhọn xảy ra trong quá trình tiêm, trong đó đa phần các tổn thương là xuyên thấu da. Chỉ có khảng một nửa (55,2%) số cán bộ y tế sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy chuẩn trong quá trình làm việc. Đáng chú ý, tỷ lệ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    21    1    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.