Bài viết Một số vấn đề về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay bao gồm những nội dung về quan niệm về trách nhiệm công cụ của cán bộ, công chức; thực trạng trách nhiệm công cụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay;. Mời các bạn tham khảo. | hiện của cơ quan nhà nước. Các cơ quan đơn vị địa phương cũng lưu ý việc công bố công khai địa chỉ tiếp nhận của mình để người dân khi cần có thể gửi phản ánh, kiến nghị liên quan đến các TTHC và CCHC. (Nguồn: ) Một số vấn đề về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay C . Nguyễn Minh Phương - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ông vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, nói đến công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội. Trách nhiệm công vụ là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyề và nhiệm vụ được phân công cũng như n bổ phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ n đó. Mộ nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựa t trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm với tinh thần tận tụy, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cán bộ, công chức. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến vấn đề trách nhiệm công vụ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày những nội dung cơ bản về trách nhiệm công vụ, qua đó góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách về quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đề cao và đảm bảo thực hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi công vụ. 1- Quan niệm về trách nhiệm và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức Khái niệm “trách nhiệm” theo Từ điển tiếng Việt là “Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình”; hay “được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả”; hoặc “là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Và “trách nhiệm là phải bảo đảm làm tròn những sự việc được giao cho. Nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả”. 14 1. Trần Đình Huỳnh: