Bài giảng Nội luật hóa Công ước CEDAW trong pháp luật Việt Nam được biên soạn nhằm giúp cho các bạn hiểu được tình hình nội luật hoá những nội dung cơ bản của Công ước CEDAW trong hệ thống pháp luật VN. Tìm ra sự bất cập và kiến nghị giải pháp. | NỘI LUẬT HOÁ CÔNG ƯỚC CEDAW TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Thạc sỹ. Nguyễn Thị Báo Viện Nghiên cứu Quyền con người - Học viện CTQG Hồ Chí Minh 1 KHỞI ĐỘNG Lời nói đầu của Công ước CEDAW khẳng định “Sự phát triển đầy đủ và toàn diện của một đất nước, sự thịnh vượng của thế giới và sự nghiệp hoà bình đòi hỏi sự tham gia tối đa của phụ nữ trong mọi lĩnh vực một cách bình đẳng với nam giới”Theo anh chị ở Việt Nam đã đảm bảo cho phụ nữ tham gia tối đa trong mọi lĩnh vực chưa? có thì tại sao và chưa là do đâu? Điều kiện nào là tiên quyết cho phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế xã hội? Đề nghị các đại biểu suy nghĩ trong 8 phút, sau đó cùng nhau trao đổi. 2 MỤC TIÊU - Hiểu được tình hình nội luật hoá những nội dung cơ bản của công ước CEDAW trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Tìm ra sự bất cập và kiến nghị giải pháp 3 NỘI DUNG - NỘI DUNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG - NỘI DUNG 2: NỘI LUẬT HOÁ CEDAW TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM - NỘI DUNG 3:NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 4 Nội dung I: Khái quát chung VÀI NÉT VỀ CÔNG ƯỚC CEDAW CEDAW được thông qua theo NQ 34/180 -LHQ ngày 18/12/1979, có hiệu lực ngày 3/9/1981; đến 18/3/2005 có 180 thành viên. Việt Nam Ký năm 1980, phê chuẩn năm 1981. Gồm 30 Điều, Quyền trong 16/30 Điều - CEDAW xác định những chuẩn mực cơ bản về quyền con người của phụ nữ. CEDAW được xem là Công ước có nội dung tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại ở thế kỷ 20 đối với phụ .