Đánh giá biến động bờ biển khu vực cửa sông Thu Bồn bằng công nghệ viễn thám - GI

Thông qua việc nghiên cứu diễn biến đường bờ biển bằng công nghệ viễn thám bài viết Đánh giá biến động bờ biển khu vực cửa sông Thu Bồn bằng công nghệ viễn thám - GI mong muốn đóng góp những giải pháp nhằm ổn định đường bờ, đặc biệt là cửa sông nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội cho khu vực. | ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG BỜ BIỂN KHU VỰC CỬA SÔNG THU BỒN BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM- GIS §Æng §×nh §oan Tr­êng Cao ®¼ng C«ng NghÖ - Kinh tÕ & Thñy lîi miÒn Trung Tóm tắt: Trong những năm gần đây, phát triển vùng ven biển là ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Một trong những nhân tố tác động tới quá trình phát triển là phát hiện qui luật tự nhiên và tương tác của các yếu tố thủy động lực với đường bờ. Thông qua việc nghiên cứu diễn biến đường bờ biển bằng công nghệ viễn thám, bài báo mong muốn đóng góp những giải pháp nhằm ổn định đường bờ, đặc biệt là cửa sông nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội cho khu vực. 1. Mở đầu Sông Thu Bồn bắt nguồn từ sườn núi phía đông dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình khoảng 200-300m, với đỉnh Gle-lang ở thượng nguồn dòng chính Thu Bồn có độ cao lớn nhất đạt tới 1855m. Trước khi chảy vào vùng đồng bằng trũng thấp ven biển, sông Thu Bồn có hai nhánh chính Thu Bồn và Vu Gia nối với nhau bằng sông Quảng Huế tại khu vực huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam, sau đó chảy ra biển trên miền đồng bằng với nhánh sông Ái Nghĩa chảy ra cửa Hàn và nhánh Thu Bồn chảy ra cửa Đại. Bài báo này trình bày nghiên cứu biến động đường bờ biển khu vực cửa sông Thu Bồn trong phạm vi 20 km bằng công nghệ viễn thám & GIS. 2. Vài nét về chế độ thủy hải văn Quá trình phát triển đường bờ khu vực cửa Thu Bồn chịu tác động tổng hợp của yếu tố sông biển. Nằm trong vùng có chế độ mưa và dòng chảy mang tính cực hạn rất lớn với mùa mưa ngắn chỉ khoảng 4 tháng, nhưng lượng dòng chảy chiếm tới 80% tổng lượng dòng chảy năm. Thêm vào đó địa chất bề mặt vùng đồng bằng thuộc loại cát từ trung bình đến thô nên mùa lũ bị mang theo dòng nước ra biển. Trong khi 8 tháng mùa khô dòng chảy trong sông rất nhỏ, khi đó yếu tố biển mạnh hơn rất nhiều lần yếu tố sông. Dòng bùn cát theo dòng chảy dọc bờ do sóng tạo ra bồi lấp cửa và diễn biến phức tạp, gây khó khăn không nhỏ cho vận tải khu vực cửa sông và thoát lũ đầu mùa. Về chế độ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.