Triết lý quân sự truyền thống Việt Nam

Bài viết Triết lý quân sự truyền thống Việt Nam tóm lược lại những triết lý như nêu cao tinh thần chiến đấu chống xâm lược để giữ nước; cả nước đồng lòng đánh giặc; đề cao nhân nghĩa bất đắc dĩ mới phải dụng binh. | TRIẾT LÝ QUÂN SỰ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM . Nguyễn Minh Đức Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Qua hàng ngàn năm đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập, chủ quyền đất nước, Tổ tiên ta đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu, trong đó có những triết lý quân sự - bộ phận quan trọng cấu thành triết lý truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, triết lý truyền thống nói chung, triết lý quân sự của tổ tiên nói riêng còn ít được nghiên cứu. Cho tới nay, chưa có một công trình nghiên cứu riêng về triết lý quân sự truyền thống Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu triết lý quân sự truyền thống của dân tộc sẽ góp phần làm rõ cơ sở của những tư tưởng quân sự độc đáo, đặc sắc, đồng thời tìm ra những triết lý cần kế thừa, phát triển trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Bàn về khái niệm triết lý, các nhà nghiên cứu ở nước ta cho rằng, tuy ở phương Tây không có sự phân biệt giữa triết lý và triết học, nhưng trong tiếng Việt lại quan niệm đó là những khái niệm khác nhau, dùng để biểu đạt và phản ánh những đối tượng khác nhau. Các tác giả sách “Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu” nêu định nghĩa: “Triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy” 1. Bên cạnh đó, các tác giả sách “Triết lý phát triển , ghen, và Hồ Chí Minh” nêu quan điểm: “Triết lý có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc những ý nghĩa về nhân tình thế thái; về tự nhiên, về xã hội; nó cũng có thể là một hệ mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết. Triết lý đúng và khoa học thì nó trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một hệ thống quan điểm, học thuyết; nó làm công cụ lý thuyết cho hành động hiệu quả của con người”2. Như vậy, so với triết

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    67    2    29-04-2024
34    72    1    29-04-2024
139    699    3    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.