Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế (Phần 2) - Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông trình bày về các nội dung như: Học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin; học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới; học thuyết kinh tế của trường phái Keynes; học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại; học thuyết kinh tế của trường phái tự do mới; học thuyết kinh tế của trường phái thể chế. | Chương VI: Học thuyết kinh tế chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX Từ việc tổ chức “lao động hấp dẫn” phải có kế hoạch kết hợp những người lao động thành những tốp. Những người lao động đó được gọi là “cộng đoàn” (có tài liệu gọi là công xã). Có người gọi tổ chức “cộng đoàn” của Fourier như một khách sạn hợp tác, một khách sạn đủ tiện nghi với sự tiêu thụ chung, ở đó người ta phục vụ lẫn nhau không phải trả tiền. Nhà bếp tập thể được Fourier nói rất chi tiết. Fourier chủ trương xây dựng hợp tác xã toàn diện. “Cộng đoàn” vừa là hợp tác xã sản xuất vừa là hợp tác xã tiêu thụ. Nó được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Tiền lời thu được sẽ được phân phối như sau: Lao động 5/12 Tư bản 4/12 Tài năng (quản lý) 3/12 Mỗi thành viên vừa là chủ sở hữu, vừa là người lao động và có quyền tham gia quản lý. Mỗi người sẽ vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ. Thực tế ông đã tổ chức một số Pha-lăng-giơ nhưng không thành công. PT IT Trong lý luận của Fourier vẫn còn có sai lầm như: ông đã coi động lực phát triển của xã hội không phải do lực lượng sản xuất mà do sự ham thích; vẫn chủ trương duy trì chế độ tư hữu dưới chủ nghĩa xã hội. Ông cũng còn sai lầm là coi động lực cơ bản của các cộng đoàn không phải là công nghiệp mà là nông nghiệp. Trong biện pháp còn ảo tưởng hơn. Ông cho rằng chỉ cần xây dựng những Pha-lăng-giơ hoàn hảo làm kiểu mẫu để thu hút nhiều người đến xem là có thể truyền bá được dự án của mình ra toàn xã hội và như thế có thể thực hiện bước chuyển biến sang xã hội mới. Theo ông, nâng cao năng suất lao động là sự hăng say lao động của con người mới trong xã hội mới, từ đó mới có khả năng xóa bỏ nhà nước, quân đội, cảnh sát và các cơ quan quyền lực khác. . Quan điểm kinh tế của Robert Owen: - Phê phán chủ nghĩa tư bản: Ông đã đả kích một cách gay gắt chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân của mọi tai họa trong xã hội tư bản, bởi vì nó đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất và phân .