Thơ văn Nguyễn Trãi là một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Đó là những tác phẩm ưu tú của tác giả, của dân tộc đã vượt qua những biến cố của lịch sử, qua thử thách khắc nghiệt của thời gian đến với chúng ta và hôm nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Với ngòi bút tài ba, với nội dung yêu nước và nhân đạo sâu sắc, thơ văn Nguyễn Trãi giúp cho học sinh hình dung được đất nước, xã hội, con người những thời đại đã qua. Thơ văn Nguyễn Trãi thực sự là nguồn cảm hứng vô tận mà người giáo viên văn có thể khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Tuy vậy, học phần văn học này đối với học sinh miền núi nói chung và Sơn La nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn. Mời các bạn tham khảo chi tiết tài liệu. | NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC PHẦN THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG SƠN LA ThS. Trần Thị Thanh Hồng Khoa Tiểu học - Mầm non Absstract. In conclusion, the article indicates some difficulties while studying Nguyen Trai’s works at secondary school in Son La province. It raises some reasons of these difficulties when studying the part and managements to solve the problems. Tóm tắt. Bài báo chỉ ra được những khó khăn khi học phần thơ văn Nguyễn Trãi đối với học sinh phổ thông Sơn La, nêu ra được một số nguyên nhân của những khó khăn và giải pháp khắc phục. Thơ văn Nguyễn Trãi là một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Đó là những tác phẩm ưu tú của tác giả, của dân tộc đã vượt qua những biến cố của lịch sử, qua thử thách khắc nghiệt của thời gian đến với chúng ta và hôm nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Với ngòi bút tài ba, với nội dung yêu nước và nhân đạo sâu sắc, thơ văn Nguyễn Trãi giúp cho học sinh hình dung được đất nước, xã hội, con người những thời đại đã qua. Thơ văn Nguyễn Trãi thực sự là nguồn cảm hứng vô tận mà người giáo viên văn có thể khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Tuy vậy, học phần văn học này đối với học sinh mièn núi nói chung và Sơn La nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn. 1. Những khó khăn cơ bản Điều kiện thông tin văn hoá, cơ sở vật chất phục vụ học tập còn thiếu thốn. Những trường vùng sâu, vùng xa, dạy học văn chủ yếu dựa vào sự truyền đạt của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh. Vốn kiến thức văn học của học sinh miền núi Sơn La còn hạn chế so với học sinh miền xuôi. Do đời sống tinh thần nghèo nàn, ít có điều kiện đọc sách báo, học sinh không nắm bắt được các thông tin, hiểu biết về văn hoá - xã hội còn ít ỏi,. trong khi đó tác phẩm văn học có biết bao nét đẹp truyền thống có thể làm rung động lòng người nhưng học sinh lại lãnh đạm thờ ơ, không cảm nhận được. Vì vậy, khi dạy văn, nhất là các tác phẩm văn học cổ trong đó có thơ văn Nguyễn Trãi, giáo viên phải diễn đạt nôm na nhiều hơn,