Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghệ thuật tự truyện trước 1945 qua Sống Nhờ (Mạnh Phú Tư), Những Ngày Thơ Ấu (Nguyên Hồng) và Chân Trời Cũ (Hồ Dzếnh)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghệ thuật tự truyện trước 1945 qua Sống Nhờ (Mạnh Phú Tư), Những Ngày Thơ Ấu (Nguyên Hồng) và Chân Trời Cũ (Hồ Dzếnh) trình bày thể loại tự truyện trong văn học Việt Nam trước 1945; các phương diện nội dung cơ bản của tự truyện trước 1945 qua Sống nhờ, Những ngày thơ ấu và Chân trời cũ; những phương thức thể hiện chủ yếu của tự truyện trước 1945 qua Sống nhờ, Những ngày thơ ấu và Chân trời cũ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------------- PHẠM THỊ KIM TRỌNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN TRƯỚC 1945 QUA SỐNG NHỜ (MẠNH PHÚ TƯ), NHỮNG NGÀY THƠ ẤU (NGUYÊN HỒNG) VÀ CHÂN TRỜI CŨ (HỒ DZẾNH) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THANH TRUYỀN Phản biện 1: TS. Lê Thị Hường Phản biện 2: TS. Hà Ngọc Hòa Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 12 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng − Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Tự truyện có một vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung. . Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh là những tác giả nổi bật của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Phần lớn sáng tác của các tác giả này được biết đến và in dấu trong tâm thức của nhiều thế hệ bạn đọc. Không chỉ lưu tâm đến đề tài người nông dân bị bần cùng hóa, bị tha hóa hay những kẻ lưu manh đô thị, họ còn tìm cho mình một dòng riêng, hướng mảng sáng tác về đề tài thiếu nhi - đối tượng đặc biệt cần được yêu thương, che chở. . Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tự truyện viết về đề tài thiếu nhi trước 1945 qua Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Chân trời cũ (Hồ Dzếnh), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), đề tài góp phần nhận diện những đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba tác phẩm, qua đó khẳng định những đóng góp của thể loại này cho văn học thiếu nhi nói riêng và văn học dân tộc nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng đã có những đóng góp đặc sắc cho nền văn học nước nhà. Phần lớn tác phẩm của họ thu hút đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ cũng như giới .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.