Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thủ pháp nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thủ pháp nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái được nghiên cứu với mong muốn ghi nhận và khẳng định hiệu quả của thủ pháp nhại trong nội dung và nghệ thuật truyện ngắn sau 1975, góp phần khẳng định vị trí và tài năng của những nhà văn này, từ đó chỉ ra những đóng góp nghệ thuật mới lạ của họ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ TRANG THỦ PHÁP NHẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP, PHẠM THỊ HOÀI, HỒ ANH THÁI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH Phản biện 1: TS. PHAN NGỌC THU Phản biện 2: TS. BÙI THỊ BÍCH HẠNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 03 năm 2014. Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ sau năm 1986 đã có những bước chuyển mình đáng kể. Sự chuyển biến mạnh mẽ ấy được thể hiện rất rõ ở sự đổi mới của các thể loại văn học, trong đó dấu ấn rõ rệt nhất là ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Có thể nói, sau năm 1975, đặc biệt là từ sau năm 1986 đến nay, truyện ngắn có một vị trí quan trọng trong diện mạo văn học Việt Nam đương đại. Trên cơ sở những tiền đề văn hóa - xã hội, những quan điểm tiếp cận mới về hiện thực và con người, cảm hứng trào lộng, cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi đương đại có điều kiện hình thành và phát triển mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới đất nước tạo điều kiện cho sự phát triển của con người về nhiều mặt, trong đó có ý thức cá nhân. Trong lĩnh vực văn học, chính sự phát triển của ý thức cá nhân ấy đã thôi thúc các nhà văn phải có những tìm tòi, đổi mới cả nội dung tư tưởng và phương thức thể hiện. Một trong những đặc điểm của văn học từ sau 1986 đến nay là sự xuất hiện và phát triển tư duy giải thiêng, tạo nên cái nhìn giễu nhại đậm đặc. Do vậy, nhại trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả đối với nhiều nhà văn đương đại. Tiêu biểu là các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái. Cho đến nay vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu riêng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.