Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trình bày khái lược về thế giới biểu tượng và hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư; hệ thống biểu tượng và các tầng nghĩa trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư; nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ NGỌC LAN THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƯ Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hường Phản biện 1: TS. Cao Thị Xuân Phượng Phản biện 2: TS. Hà Ngọc Hòa Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng − Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài . Mỗi dân tộc tồn tại trên thế giới đều có những đặc sắc riêng về văn hoá và yếu tố tạo nên sắc diện văn hoá chính là các biểu tượng. Vì thế, hành trình tìm kiếm và nghiên cứu biểu tượng trong văn học là hành trình khám phá con đường trở về cội nguồn văn hoá cũng là cuộc hành trình tìm kiếm những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc. . Trong hệ phát triển đa dạng của văn xuôi đương đại Nguyễn Ngọc Tư nổi lên như một hiện tượng độc đáo. Nguyễn Ngọc Tư khẳng định mình ở nhiều thể loại. Tuy sáng tác không đều tay nhưng mỗi tác phẩm của chị đều để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Nguyễn Ngọc Tư viết về những điều bình dị đời thường nhưng bằng hệ thống biểu tượng Nguyễn Ngọc Tư mở ra nhiều tầng nghĩa thế giới nghệ thuật. . Qua thế giới biểu tượng trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có thể hiểu được bản chất, ý nghĩa của tự nhiên, hiện thực và truyền thống cũng như cơ sở gắn kết của cả một cộng đồng. Tìm hiểu Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhằm tìm ra những giá trị tiềm ẩn khuất lấp sau từng biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa chúng, quan niệm của nhà văn, những thông điệp nhà văn gửi gắm, từ đó có thể khẳng định tính nhân văn của từng tác phẩm. Đồng thời qua công trình nghiên cứu này chúng tôi cũng hy vọng