Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay được nghiên cứu nhằm nghiên cứu ngôn ngữ “chat” của tuổi teen và tiếp cận một khía cạnh nhỏ của ngôn ngữ “chat”, mà cụ thể là trong góc độ tín hiệu của ngôn ngữ “chat” và đưa ra một số biện pháp khắc phục thực trạng sử dụng ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ BÍCH THUẬN ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CỦA NGÔN NGỮ “CHAT” TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Quốc Cường Phản biện 1: PGS. TS. Trương Thị Diễm Phản biện 2: . Hoàng Tất Thắng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Năng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Hơn thế nữa, hòa trong xu hướng hội nhập đó, việc phát triển của các trang mạng xã hội cũng như việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên internet đã trở thành phổ biến, ngôn ngữ “chat”, trò chuyện qua mạng ra đời đáp ứng nhu cầu “sống nhanh” đặc biệt là nhu cầu viết cũng nhanh trong giới trẻ hiện nay. Xu hướng này không chỉ diễn ra đơn thuần ở những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh mà còn lan rộng ở nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt. Thực tế cho thấy, ngôn ngữ “chat” không chỉ có mặt trong những văn bản “chat”, những trang blog, những tin nhắn trong điện thoại di động, mà còn xuất hiện trong những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn hay các diễn đàn trên mạng internet, bài thi, bài luận của học sinh, sinh viên; Việc ngôn ngữ “chat” xâm nhập vào giới trẻ không đơn thuần là chỉ tạo thêm nét vui tươi dí dỏm trong giao tiếp như một số ý kiến đánh giá mà thực chất, nó cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong tư duy ngôn ngữ của các em. Cách nghĩ tắt, viết tắt lâu dần sẽ trở thành thói quen không chỉ khiến cho các em mất dần vốn tiếng Việt mà nó còn đánh mất .