Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Trong truyện ngắn Vợ nhặt bên cạnh hình tượng nhân vật Tràng và người vợ nhặt, nhân vật bà cụ Tứ cũng được tác giả khắc họa khá thành công. Hình ảnh người mẹ nghèo cảm thấy chua xót, tủi nhục vì trong hoàn cảnh đói khát con mình mới nhặt được vợ đã dấy lên một cảm xúc khó tả trong lòng người đọc. Các bạn hãy tham khảo tài liệu Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để thấy được nỗi lòng và tình thương con tha thiết của bà cụ Tứ. | Mời các bạn tham khảo trích xuất một phần nội dung của tài liệu dưới đây để thấy được sự chuyển biến trong tâm trạng của bà cụ Tứ từ khi biết Tràng có vợ: BÀI MẪU SỐ 1:Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945 dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật, với nạn đói khủng khiếp đã làm chết hơn hai triệu người. Đó là hậu quả đường lối đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp mấy mươi năm cùng chủ trương độc ác nhổ lúa trồng đay của phát xít Nhật. Kim Lân không mô tả kĩ hiện thực tàn khốc của nạn đói lúc bấy giờ mà tập trung thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ. vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào sự đổi đời, vào tương lai tốt đẹp.  Trong ba nhân vật của truyện thì bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc hơn cả bởi tấm lòng nhân hậu rất đáng trân, trọng. Giá trị nhân văn của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu thiếu vắng nhân vật này. Tác giả đã đặt bà cụ Tứ vào tình huống hoàn tòan bất ngờ : Giữa những ngày đói kém khủng khiếp, đứa con trai của bà cụ bỗng dưng nhặt được vợ và dẫn về nhà. Sự kiện đột ngột đó là đầu mối dẫn dắt câu chuyện và làm nổi bật tâm trạng nhân vật cùng chủ để tác phẩm. Nhân vật bà cụ Tứ tuy mãi đến cuối tác phẩm mới xuất hiện nhưng đã làm cho câu chuyện về người “ vơ nhặt” có chiều sâu của tính nhân văn và tính trữ tình. Xây dựng nhân vật này, dường như nhà văn có chủ ý hướng người đọc đến sự nhìn nhận và suy ngẫm về chuyện lấy vợ của Tràng từ cảm nhận của người mẹ nghèo khổ đối với việc đại sự trong đời của con trai mình. Khi miêu tả và thể hiện tính cách của bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân chân thật trong từng hình ảnh và từng chi tiết. Tác giả khéo léo dẫn dắt để người đọc cùng suy nghĩ, cùng nói cười với bà cụ. Nỗi khổ đau, tủi nhục suốt đời đè nặng lên thân phận đã tạo nên tính cách của bà. Chân dung nhân vật này được tác giả

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.