Đề cương bài giảng Phong cách học Tiếng Việt hiện đại (Phần 2) - Nguyễn Thế Truyền

Đề cương bài giảng Phong cách học Tiếng Việt hiện đại (Phần 2) - Nguyễn Thế Truyền trình bày những vấn đề về các phép tu từ của Tiếng Việt; các phép tu từ ngữ âm, các phép tu từ từ vựng – ngữ pháp. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn đang theo học chuyên ngành xã hội nói chung cũng như ngành sư phạm Ngữ văn nói riêng có thêm nguồn tư liệu để tham khảo. | Nói chung, ngôn ngữ báo chí cần phải ngắn. Ngôn ngữ chính luận thường dài. 1. CÂU NGẮN «Câu ngắn thường có đặc điểm rõ ràng, sáng sủa, thích hợp với việc miêu tả những hoạt động, những sự kiện dồn dập cùng xuất hiện. Âm điệu của câu ngắn mang tính chất khẩn trương, mạnh mẽ. » [Bùi Tất Tươm chủ biên, 1995, 231] Ví dụ : Đi đầu quân. Đi đầu quân Tất cả cho tiền tuyến! Mau lên đi ! Hỡi các anh trai làng ! (Hoàng Việt, Lá xanh) Câu ngắn thích hợp cho việc khẳng định hay phủ định một ý kiến nào đó trong văn bản chính luận. Trong văn xuôi tiếng Việt, nhà văn Nguyễn Công Hoan và Chủ tịch Hồ Chí Minh là những người thích viết câu ngắn. 2. CÂU DÀI «Câu dài thường có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều thành phần câu, thích hợp với việc miêu tả một khung cảnh rộng lớn, những suy tưởng, cảm xúc kéo dài, những độc thoại trữ tình tha thiết. » [Bùi Tất Tươm chủ biên, 1995, 231] Câu dài có sức tải lớn, dùng để diễn tả những lý lẽ cần được trình bày cụ thể. Vì vậy nó xuất hiện nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ khoa học. 135 PHẦN IV CÁC PHÉP TU TỪ CỦA TIẾNG VIỆT CHƯƠNG I CÁC PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM Là những phép tu từ sử dụng chất liệu ngữ âm để tạo ra hiệu quả diễn đạt đặc biệt. Những phép tu từ ngữ âm thường được sử dụng: tượng thanh, điệp thanh, điệp âm, điệp vần, hài âm. I. TƯỢNG THANH (ONAMATOPOEIA) 1. Khái niệm Tượng thanh là phép tu từ mô phỏng âm thanh của thực tế bằng cách dùng những yếu tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự. Gió đập cành tre khua lắc cắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong. (Hồ Xuân Hương, Hang cắc cớ) 2. Phân loại Có hai loại: tượng thanh trực tiếp và tượng thanh gián tiếp. . Tượng thanh trực tiếp Tượng thanh trực tiếp là cách thức biểu hiện âm thanh thực tế bằng từ tượng thanh. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh, như: ầm ầm, loong coong, tí tách, cộp, bịch, bốp, . Mỗi từ tượng thanh đều liên quan đến một âm thanh nhất định, như tiếng mưa rơi lộp bộp, tiếng trống thì thùng, tiếng đồng hỗ gõ tích tắc, tiếng lợn kêu eng éc. Cùng một âm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.