Hình hài đất nước từ khi sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu sóng gió chiến tranh được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tái diễn sinh động bằng một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng trong bài thơ Đất nước. Mời các bạn tham khảo tài liệu Tổng hợp 6 bài phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để có cái nhìn khái quát về đất nước trên cả chiều dài và chiều rộng của lịch sử. | Thông qua những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của bản thân về đất nước trên nhiều bình diện: địa lí, lịch sử, văn hóa, phong tục,. với tư tưởng bao trùm là đất nước của nhân dân. Mời các bạn tham khảo trích xuất nội dung của một phần tài liệu: BÀI MẪU SỐ 1: Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu song gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả. Bài thơ được mở đầu bằng những vần thơ nhẹ nhàng, tinh tế đưa người đọc trở về với những ngày đầu mới khai sinh: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồiĐất nước có trong những cái ngày xửaNgày xưa mẹ thường hay kểĐất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ănĐất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc. Đất nước hiện lên qua những câu thơ thật bình dị, gần gũi, nó không phải là một khái niệm trừu tượng mà là một khái niệm hiện hữu hằng ngày trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tác giả sử dụng từ “khi” để đánh dấu sự ra đời của khái niệm “đất nước”. Từ khi mỗi chúng ta sinh ra thì đât nước đã có rồi. Sau câu thơ ấy, tác giả bắt đầu lí giải nguồn gốc của đất nước mà mỗi người đều mong muốn hiểu thấu được. Giọng thơ dịu nhje, ngọt ngào dẫn dụ người đọc về với những “ngày xưa ngày xưa”. Đó như một nốt nhạc của quá khứ trở về trong những suy nghĩ của con người. Từ :ngày xửa, ngày xưa” đánh dấu những điều gì đó xa xưa, rất .