Việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử là một đề tài rất rộng vì ở mỗi lớp học, chương học, bài học đều có những yêu cầu khác nhau và áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. nội dung sáng kiến kinh nghiệm "Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình môn Lịch Sử 9" để tìm hiểu nội dung chi tiết về vấn đề này. | Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/200/QĐ -BGD&ĐT ngày 24/3/200 của Bộ giáo dục và Đào tạo “ Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu nội dung và phương pháp được qui định trong chương trình giáo dục” (Điều 102). Theo quy định trên, việc sử dụng thiết bị giáo dục trong dạy học là điều hết sức cần thiết, phải tổ chức khai thác đúng phương pháp, đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với bộ môn lịch sử, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khác với bộ môn khác, lịch sử không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó đã diễn ra. Nhưng lịch sử là tồn tại khách quan không thể phán đoán “ Suy luận để biết lịch sử” . Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của người giảng dạy lịch sử là cho học sinh tiếp xúc những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, đó là đồ dùng trực quan gồm những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian nhất định về các sự kiện, hiện tượng cụ thể, qua đó hình thành các biểu tượng lịch sử.