Tài liệu Phát triển bền vững nhờ lợi thế đi sau - Góc nhìn từ Việt Nam trình bày về xu hướng kinh tế của Thế kỷ 21, phát triển của Việt Nam từ giữa Thế kỷ 20 đến nay, kinh nghiệm của người đi trước, lợi thế đi sau, kinh thế tri thức trong lợi thế đi sau, tam giác phát triển bền vững. | TS Nguyễn Đức Kiên, TS Trần Văn Michael von Hauff, Nguyễn Hồng Thái PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHỜ LỢI THẾ ĐI SAU - GÓC NHÌN TỪ VIỆT NAM 1 MỤC LỤC Lời giới thiệu 3 Phần thứ nhất: Xu hướng kinh tế của Thế kỷ 21 4 Phần thứ hai: Phát triển của Việt Nam từ giữa Thế kỷ 20 đến nay 13 Phần thứ ba: Kinh nghiệm của người đi trước 23 Phần thứ tư: Lợi thế đi sau 32 Phần thứ năm: Kinh thế tri thức trong lợi thế đi sau 38 Phần thứ sáu: Tam giác phát triển bền vững 58 Phần thứ bẩy: Mô hình công nghiệp hóa 68 Phần thứ tám: Thay cho lời kết 78 2 LỜI GIỚI THIỆU Cả nước ta đang phấn đấu để đến năm 2020 “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động chất lượng cao là lực lượng sản xuất quan trọng mang tính quyết định. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định ”Tận dụng các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và các tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với từng bước phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhờ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, những nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam có thể tiếp cận được với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại trên con đường công nghiệp hóa. Để rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển, nước ta vừa phải tiến hành công nghiệp hóa, vừa phải tìm cách đi thẳng vào kinh tế tri thức, công nghiệp công nghệ cao. Đảng và Nhà nước ta không ngừng tập trung xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, tăng cường năng lực tiếp thu, làm chủ các công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, chúng ta chọn hướng đi nhằm đạt mục tiêu đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và .