Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại các Trường THPT công lập trên địa bàn Thành Phố Huế trong thời gian qua, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của các trường THPT công lập trên địa bàn trong thời gian tới. | PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu uế Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, theo hướng hiện đại hội nhập với tế H cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển cả về số lượng, chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, phải chăm lo đến nguồn lực con người, chuẩn bị lực lượng lao động có những phẩm chất và năng h lực đáp ứng đòi hỏi của đất nước. in Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát cK triển kinh tế - xã hội thời kỳ CNH, HĐH trong những năm qua chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục đã không ngừng tăng lên góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục. Với yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa đảm bảo chất lượng họ đào tạo, đồng thời phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính phục vụ cho mục tiêu đào tạo, các cơ sở giáo dục nước ta đang đứng trước những cơ hội mới, bên Đ ại cạnh đó khó khăn, thách thức mà các đơn vị gặp phải ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp GDĐT cần quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý tài chính của đơn vị. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời là bước ngoặc trong sự đổi mới về cơ chế tài chính, các cơ sở giáo dục được tự chủ trong quản lý và sử dụng tài chính ng nhằm hoạt động có hiệu quả, khuyến khích tăng thu và tiết kiệm chi. ườ Tuy nhiên trong khi nền kinh tế đất nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN được hơn 20 năm thì cơ chế tài chính của giáo dục thực tế vẫn Tr chưa có sự thay đổi về chất so với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục THPT công lập chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo: đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn , chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học; việc xây .