Đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh và phòng chống sâu bệnh hại tổng hợp, phát triển cho cây đậu đỏ hàng hóa cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục đích của đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh và phòng chống sâu bệnh hại tổng hợp, phát triển cho cây đậu đỏ hàng hóa cho tỉnh Thừa Thiên Huế là nhằm đề xuất được các biện pháp canh tác và quản lý dịch hại tổng hợp, nhằm phát triển cây đậu đỏ hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở các vùng khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế. | I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đậu đỏ (Vigna angularis) là một trong những cây họ đậu thuộc giống Vigna. Giống Vigna có khoảng 200 loại đậu khác nhau, đậu đỏ là 1 trong 12 loại đậu quan trọng được trồng trên thế giới (McGill 1995)[45]. Diện tích sản xuất các loài đậu thuộc giống Vigna trên toàn thế giới có diện tích khoảng 20 triệu ha hàng năm, được trồng nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và diện tích ngày càng gia tăng theo từng năm. Trên thế giới, đậu đỏ được trồng ở những vùng khô hạn, có khí hậu ấm. Chúng có khả năng cố định Nitrogen nhờ các nốt sần, do vậy chúng thích hợp với vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đất có trên 85% cát, ít hơn 0,2% mùn, hoặc những vùng đất nghèo phốt pho[25],[26]. Chúng cũng có thể được trồng xen với ngô, lạc, mía, bông. Do vậy, đậu đỏ có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Hiện nay nhu cầu đậu đỏ trên thế giới rất cao, hàng trăm triệu người dân trên thế giới đã sử dụng đậu đỏ là nguồn cung cấp protein chính cho bữa ăn hàng ngày, đậu đỏ còn được sử dụng làm thức ăn gia súc, vỏ và thân đậu sử dụng làm phân xanh rất tốt cho cây trồng. Tại Nhật Bản và Mỹ, người ta cho rằng đậu đỏ là loại thức ăn giúp cho việc tăng cường sức khỏe, đặc biệt tốt cho hệ thống tiêu hóa. Đậu đỏ được trồng ở Việt Nam từ lâu đời do chúng có giá trị kinh tế, cải tạo đất. Bên cạnh các ưu điểm trên, đậu đỏ còn chống chịu tốt với điều kiện khô hạn, phục hồi độ phì cho các vùng đất bị thoái hoá, hoặc có khả năng che phủ và chống xói mòn cao . Chúng phát triển trên các loại đất khô cằn, nơi khó có thể trồng được các cây trồng có giá trị kinh tế khác và cũng là cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích sản xuất đậu đỏ cao nhất nước và là tỉnh có một diện tích lớn các vùng đất cát trắng ven biển và vùng đất cát xám nghèo dinh dưỡng. Đậu đỏ được sử dụng phổ biến tại Huế như nấu chè, hầm xương, nấu xôi chúng góp phần vào việc duy trì ẩm thực dân tộc của kinh đô Huế. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.