An sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới phân tích quan điểm của Đảng, Nhà nước, thành tựu, hạn chế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. | An sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới Nguyễn Văn Tuân* Tóm tắt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 30 năm đổi mới đất nước (1986 - 2016), Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách an sinh xã hội (ASXH) cho người dân. Những thành tựu đạt được trên tất cả các trụ cột cơ bản của ASXH (xóa đói, giảm nghèo; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết việc làm; chính sách người có công; ) đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bài viết, tác giả đi sâu phân tích quan điểm của Đảng, Nhà nước, thành tựu, hạn chế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: An sinh xã hội; chính sách an sinh xã hội; đổi mới; kinh nghiệm; Việt Nam. 1. Mở đầu Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Bài viết phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước về ASXH, thành tựu và hạn chế trong thực hiện ASXH ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới. 2. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về ASXH Nhận thức được tầm quan trọng của ASXH đối với sự phát triển bền vững của đất nước, trong 30 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ngày càng hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. 12 Đại hội VI của Đảng (1986) xác định thực hiện chính sách ASXH vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển nhằm phát huy nguồn nhân lực cho quá trình đổi mới và tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Việc thực hiện tốt chính sách ASXH sẽ là tiền đề quan trọng cho sự ổn định kinh tế, chính trị - xã hội, góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thường xuyên của nhân .