Bài viết Nghề Công tác xã hội ở Việt Nam nêu lên định nghĩa về nghề Công tác xã hội, đặc điểm của nghề Công tác xã hội, nghề Công tác xã hội ở Viêt Nam. Bài viết phục vụ cho các bạn chuyên ngành Công tác xã hội và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này. | Nghề công tác xã hội ở Việt Nam Đoàn Kim Thắng* Nguyễn Trung Hải** Tóm tắt: Nghề công tác xã hội (CTXH) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội (ASXH), góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của xã hội, cải thiện các điều kiện xã hội của cộng đồng, tăng cường nguồn lực của các cá nhân và cải thiện các mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm đối tượng yếu thế, tạo điều kiện để họ có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội trong phát triển bền vững. Ở Việt Nam, nghề CTXH đang phát triển mạnh mẽ và được nhà nước quan tâm. Từ khóa: Công tác xã hội; nghề; Việt Nam. 1. Giới thiệu Trong xã hội luôn có những bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng cần đến sự trợ giúp của xã hội để duy trì sự tồn tại và nắm bắt cơ hội vươn lên đạt tới những mức sống cao hơn. Thông cảm với những con người có hoàn cảnh khó khăn đó, nhiều cá nhân có tấm lòng hảo tâm đã ra tay trợ giúp. Đây chính là nguồn gốc hình thành nghề công tác xã hội. Từ những hoạt động trợ giúp mang tính bột phát ban đầu, những cá nhân có tấm lòng hảo tâm tập hợp thành từng tổ chức hoạt động vì mục đích trợ giúp những người yếu thế trong xã hội. Trải qua nhiều năm, hoạt động của các tổ chức này dần dần trở nên chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận từ đó hình thành nên nghề CTXH. 2. Định nghĩa về nghề CTXH Liên Hợp Quốc đưa ra định nghĩa vào năm 1955 về CTXH: “Là hoạt động giúp con người thích nghi với cấu trúc và giúp cấu trúc thích nghi với con người”. Mặc dù còn chứa đựng nhiều yếu tố mơ hồ về CTXH, nhưng định nghĩa này cho 112 thấy, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, CTXH phải tiến dần từng bước để khẳng định vị thế, vai trò và ý nghĩa tồn tại của nó với xã hội. Một số nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa mang giá trị khoa học như: “Công tác xã hội là những hoạt động tương tác, giáo dục hay phục vụ nhằm duy trì hoặc phát triển năng lực xã hội của cá nhân hoặc nhóm xã hội có những phương thức sinh tồn không còn phù hợp với .