Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh khi bắt đầu tiếp cận môn Hóa học bằng những thí nghiệm vui

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh. Hình thành lòng say mê, yêu thích môn học từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng kiến thức ở học sinh. . | Sáng kiến kinh nghiệm GV: Trương Thị Thúy Bảo A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Theo nghị quyết 4 của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1 – 1993) đã khẳng định rằng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ VIII một lần nữa khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Điều đó thể hiện được tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Chính vì thế trong những năm gần đây đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục. Biên soạn lại sách giáo khoa cho các bậc học theo phương pháp tích cực. Hoạt động của học sinh được yêu cầu cao hơn để giúp người học tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dựng linh hoạt vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực, đồng thời phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong quá trình dạy học. Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS, tôi nhận thấy hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ và yêu thích khoa học. Như chúng ta đã biết những biến đổi hóa học vô cùng phong phú, một số phản ứng hóa học có kèm theo hiện tượng kì lạ như phát ra tiếng kêu hoặc tiếng nổ, tự bốc cháy hay tự phát ra ánh sáng lạnh, tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi, làm màu sắc biến đổi khôn lường như có phép “thần thông biến hóa”. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn hóa nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    22    1    26-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.