Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kĩ Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. tài liệu Hướng dẫn ghi học bạ Tiểu học để nắm vững nội dung chi tiết. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC BẠ TIỂU HỌC Họ và tên học sinh : Trường : Xã (Phường, Thị trấn) : . Huyện (TP, Quận, Thị xã) : . Tỉnh (Thành phố) : . HƯỚNG DẪN GHI HỌC BẠ Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kĩ Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. 1. Trang 1, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh. 2. Mục "1. Các Môn học và hoạt động giáo dục" - Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kĩ năng chưa hoàn thành trong môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ. - Trong cột "Mức đạt được": học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt" ghi T; mức "Hoàn thành" ghi H; mức "Chưa hoàn thành" ghi C. - Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có Bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra cuối cùng và lưu ý đặc biệt nếu có. 3. Mục "2. Các năng lực, phẩm chất" - Trong cột "Nhận xét" tương ứng với cột "Năng lực": ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế, góp ý và khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh. Một số biểu hiện đối với từng năng lực, có thể là: +) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân (vệ sinh thân