Bài giảng môn học Logic mờ và ứng dụng - PGS.TS. Nguyễn Văn Định

Bài giảng môn học "Logic mờ và ứng dụng" trình bày các kiến thức cơ bản về lý thuyết tập hợp cổ điển (CRISP SET), các ánh xạ và các quan hệ trên các tập hợp, nhằm giúp cho các bạn sinh viên ngành Tin học ôn lại và nắm những kiến thức này trước khi bắt đầu môn học Logic mờ và ứng dụng. . | Bài giảng môn học LOGIC MỜ VÀ ỨNG DỤNG . Nguyễn Văn Định, Khoa CNTT, Học Viện NN Việt Nam Mở đầu Trong cuộc sống, con người truyền thông tin cho nhau chủ yếu bằng ngôn ngữ tự nhiên. Mặc dù ngôn ngữ tự nhiên thường đa nghĩa, không chính xác, và không đầy đủ, nhưng nó vẫn là phương tiện truyền thông tin mạnh mẽ và thông dụng nhất giữa con người với nhau. Vượt qua tất cả các hạn chế đó của ngôn ngữ tự nhiên (thiếu chính xác, không rõ ràng – vaguenees), con người thường hiểu đúng và ít khi hiểu sai những điều mà người khác muốn nói với mình. Đây là điều mà máy móc nói chung và máy tính nói riêng không thể thực hiện được một cách hoàn hảo. Tham vọng của các nhà toán học, logic học và công nghệ thông tin là muốn xây dựng cho máy móc khả năng suy diễn và xử lý thông tin, tức là có khả năng hoạt động như bộ óc của con người để chúng có thể nhận những mệnh lệnh của con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên và thực thi những nhiệm vụ đó. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để máy tính có thể hiểu và xử lý được những tri thức diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên. Để đạt được điều này, trước hết người ta cần phải xây dựng một lý thuyết logic toán cho phép mô tả chính xác ý nghĩa của các mệnh đề không rõ ràng, đa nghĩa. Logic toán học cổ điển nghiên cứu các phép suy luận với các mệnh đề có giá trị chân lý (đúng/sai) rõ ràng. Chẳng hạn ta có các mệnh đề trong logic cổ điển: p: ‘hôm nay trời mưa’ , giá trị chân lý của p là ‘T’(đúng) hay ‘F’ (sai) là có thể xác định được. q: ‘hôm nay Trung nghỉ học’,sẽ có giá trị chân lý duy nhất là T hoặc F r: ‘tuổi của Trung là 22’ . Với những mệnh đề trên, logic cổ điển có thể áp dụng các quy tắc suy diễn, chẳng hạn quy tắc modus ponens : ‘’nếu p q đúng và p đúng thì q đúng’’ do đó nếu có luật ‘trời mưa thì SV nghỉ học’ thì nếu có p : ‘hôm nay trời mưa’ là đúng thì sẽ suy ra q : ‘hôm nay Trung nghỉ học’ là

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.