Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên

đề tài hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư, chính sách khuyến khích vốn đầu tư; đánh giá toàn diện thực trạng chính sách thu hút và khuyến khích vốn đầu tư, chỉ ra nguyên nhân hạn chế của chính sách trong việc thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Phú Yên; đề xuất những giải pháp phù hợp để tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Phú Yên. | PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng kết chặt hơn trên tất cả các lĩnh vực, hoạt động thương mại đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Chính vì thế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tìm ra những bước đi cụ thể, tạo môi trường chính sách khuyến khích đầu tư theo hướng cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi phát huy “nội lực” trên cơ sở kết hợp với “ngoại lực”, nhanh chóng vượt qua những thách thức của nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam trung bộ, có tiềm năng lợi thế về lao động và tài nguyên. Cùng với sự phát triển kinh tế mở của cả nước, Phú Yên tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón chào các nhà đầu tư. Đặc biệt, Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Yên đến năm 2020. Trong đó, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 238 nghìn tỷ đồng; Xây dựng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020; Mở rộng các dự án đầu tư, đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước một cách cụ thể và phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, với những chính sách ưu đãi chung của cả nước, tỉnh Phú Yên đã ban hành một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du lịch và đầu tư vào các khu công nghiệp. Song bên cạnh đó, việc khai thác nguồn vốn của các thành phần kinh tế, tranh thủ vốn đầu tư của các bộ, ngành trung ương, vốn tín dụng và các Chương trình mục tiêu để đầu tư vào các lĩnh vực then chốt, quyết định và cần thiết, còn những hạn chế, tồn tại cần phải được tháo gỡ. Đây chính là vấn đề đòi hỏi cần được giải quyết. 1 Tuy vậy, từ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.