Luận văn được thực hiện nhằm mục đích hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ở nước ta; trên cơ sở đó phân tích thực trạng và đề xuất, định hướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. | MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn do Đại hội IX đề ra là: Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Bởi các nghề thủ công truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông thôn góp phần xói đói giảm nghèo và cũng Ế là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương" ở nông thôn. U Làng nghề ở Việt Nam trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề thủ ́H công truyền thống với sản phẩm đặc trưng là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Các sản phẩm này vừa mang giá trị kinh tế vừa hàm chứa nghệ thuật văn hóa dân tộc. TÊ Phát triển làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng còn mang ý nghĩa là giữ gìn quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế H quốc tế. IN Mộ Đức là 1 trong 14 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi là huyện có K nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống. Từ lâu, Mộ Đức đã được nhiều người biết đến với các làng nghề truyền thống như: Chế biến nước mắm Đức Lợi, trồng O ̣C dâu nuôi tằm Đức Hiệp, đúc đồng Đức Hiệp, sản xuất gạch ngói Đức Nhuận, đánh ̣I H sợi, đan võng Đức Chánh, bánh tráng Thi Phổ, làm chổi Đức Lân, nuôi tôm trên cát Đức Phong. Ngoài ra còn nhiều làng nghề mới như làm nấm, ấp trứng, làm quạt. Đ A Sự phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đã góp phần đáng kể đối với sự phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động ở địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các ngành nghề còn phát triển cầm chừng, quy mô nhỏ, thậm chí có nhiều nghề đang bị mai một, sản phẩm chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, thu nhập của người lao động còn thấp, môi trường tại các làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để khắc phục những hạn .