Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số elicitor lên khả năng tích lũy solsodine ở tế bào in vitro của cây cà gai leo (solanum hainanense hance) được nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình sản xuất solasodine hiệu suất cao từ nuôi cấy in vitro tế bào của cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance). nội dung chi tiết. | Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 50 tấn các loại dược liệu khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền, làm nguyên liệu cho công nghiệp dược và xuất khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ hơn 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, còn nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể [10]. Cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) còn gọi là cà quạnh, cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na), có tên khoa học khác là Solanum procumben Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae) [18]. Trong thành phần hóa học của cà gai leo, solasodine là hợp chất ch nh, đ y là một steroid alkaloid được t m thấy ở khoảng 250 loài c y khác nhau thuộc họ Cà, đ c biệt là chi Solanum, ch ng thư ng tồn tại ở dạng glycoside. Các nghiên c u trước đ y cho thấy solasodine có hoạt t nh kháng viêm và bảo vệ gan, chống lại tế bào ung thư (đ c biệt là ngăn ngừa ung thư da). Solasodine còn là tiền chất để sản xuất các loại corticosteroid, testosteroid và thuốc tránh thai. Ngoài ra, ch ng còn có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ gan [14]. Gần đ y, nghiên c u cho thấy solasodine còn có tác dụng bất hoạt các virus gây bệnh mụn giộp ở ngư i như Herpes simplex, H. zoster và H. genitalis (Chating và cs), bảo vệ chuột chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn Salmonella typhimurium, giảm lượng cholesterol trong máu [64]. Tuy nhiên, từ trước đến nay cà gai leo được khai thác chủ yếu từ nguồn hoang dại, ch ng thư ng phân tán manh múm và chất lượng không đồng đều, trữ lượng có giới hạn và hiện đang cạn kiệt do bị thu hái bừa bãi. Vì thế, nguồn nguyên liệu này không đủ để đáp ng cho việc nghiên c u và điều trị. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật là một trong những lĩnh vực ng dụng đạt nhiều thành công nổi bật của công .