Bài giảng Khoa học đất cơ bản (Basic of Soil Science) - Bài 7 "Các tính chất sinh học của đất" trình bày những nội dung chính sau: Sinh thái học và các chức năng của sinh vật đất, chất hữu cơ trong đất. . | SINH THÁI HỌC VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA SINH VẬT ĐẤT GIỚI THIỆU Đất là môi trường sống của tất cả các loại sinh vật. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp carbon, năng lượng và các chất dinh dưỡng cho sinh vật sống trong đất. Tính đa dạng và hoạt động của sinh vật chịu ảnh hưởng bời hàm lượng chất hữu cơ trong đất, chế độ bón hay bổ sung chất hữu cơ, và các tính chất khác của đất. CÁC LOẠI SINH VẬT ĐẤT Vi sinh vật đất. Vi khuẩn: Chiếm số lượng cao nhất trong đất, khác nhau về hình dạng và kích thước như hình cầu, hình xoắn, hình que, có kích thước từ < 1μm đến vài μm Xạ khuẩn: Là sinh vật háo khí. Số lượng và hoạt động của xạ khuẩn tùy thuộc vào các yếu tố tương tự vi khuẩn, nhưng khả năng chống chịu cao hơn. Chức năng của xạ khuẩn là phân giải chất hữu cơ và sản sinh nhiều loại chất kháng sinh Nấm: Là vi sinh vật dị dưỡng, háo khí Tảo: Là vi sinh vật có khả năng quang hợp chiếm tỉ lệ cao trong đất. Tảo lục lam (cyanobacteria) có khả năng cố định N sinh học CÁC LOẠI SINH VẬT ĐẤT Động vật đất Động vật nguyên sinh • Phần lớn là sinh vật dị dưỡng, thức ăn chủ yếu của chúng là vi khuẩn. Bón phân hữu cơ hay phủ dư thừa thực vật làm tăng số lượng sinh vật này Tuyên trùng, • Thức ăn của tuyến trùng là các chất hữu cơ hòa tan, các vi sinh vật khác Giun đất • Số lượng và hoạt động của giun đất phụ thuộc vào nguồn thức ăn và nước trong đất Động vật chân đốt • Thức ăn là lá, rác rưởi trên mặt đất, thường là đất không canh tác SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC SINH VẬT ĐẤT Quan hệ tương hỗ Quan hệ đối kháng Các chất ức chế, gây độc Các sản phẩm của vi sinh vật .