Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học phân tích quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở các nước Mỹ, Nhật Bản và Singapore, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. | Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học Kiều Quỳnh Anh* Tóm tắt: Bài viết phân tích quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở các nước Mỹ, Nhật Bản và Singapore, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Theo tác giả các bài học đó là: nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ; xây dựng khung thể chế hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ tham gia lao động, đặc biệt là tham gia nghiên cứu khoa học; đổi mới giáo dục và đào tạo; tuyển chọn và tuyển dụng nhân tài công bằng; sử dụng và đãi ngộ đối với tài năng khoa học phù hợp; tạo môi trường nghiên cứu khoa học hiện đại, dân chủ; tổ chức, giám sát tốt việc thực thi phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học. Từ khóa: Quản lý nhà nước; phát triển nguồn nhân lực; nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học. 1. Mở đầu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học đã được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng từ lâu. Ở một số quốc gia, nhà nước định hướng phát triển, điều tiết và ban hành các chính sách để phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở các nước Mỹ, Nhật Bản, Singapore có nhiều kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam. 2. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Mỹ Mỹ là một nước làm tốt vai trò quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học. Chính phủ Mỹ đã ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học và đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2009, theo số liệu thống kê 20 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), số lượng nữ tiến sĩ đạt giải thưởng quốc tế của Mỹ là 34% trong tổng số lượng nữ giới làm khoa học ở Mỹ. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Năm 2012, dân số Mỹ là 314,07 triệu người, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2011 là 0,910,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.