Vốn xã hội từ một số cách tiếp cận nghiên cứu trên thế giới

Bài viết Vốn xã hội từ một số cách tiếp cận nghiên cứu trên thế giới phân tích những nội dung chính của hai cách tiếp cận nghiên cứu về vốn xã hội (lý thuyết và thực nghiệm) diễn ra chủ yếu ở Mỹ và phương Tây trong mấy thập niên trở lại đây, nhằm góp phần vào cuộc thảo luận lâu nay về vốn xã hội ở VN trong thời gian qua. | Vốn xã hội từ một số cách tiếp cận. VỐN XÃ HỘI TỪ MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT* BÙI THỊ PHƯƠNG** Tóm tắt: Sau sự suy yếu của hai dòng lý thuyết chủ đạo trong kinh tế học là dòng kinh tế học tân cổ điển và dòng lý thuyết về thể chế trong việc giải thích hiện tượng tăng trưởng kinh tế và tìm kiếm những động lực mới cho phát triển(1), một số nhà kinh tế học, xã hội học và chính trị học đã quan tâm nhiều hơn đến vai trò của “văn hóa” trong tiến trình phát triển kinh tế và ngược lại. Theo cách nhìn này, ý niệm về vốn xã hội chiếm giữ một vị trí nổi bật. Từ “vốn” khiến người ta liên tưởng đến kinh tế, và chữ “xã hội” hàm ý những giá trị về mặt văn hóa rất khó định lượng. Từ khóa: Vốn xã hội, phát triển xã hội. Mở đầu Lyda Judson Hanifan là người lần đầu tiên dùng khái niệm “vốn xã hội” để chỉ tình thân hữu, sự cảm thông lẫn nhau trong đời sống xã hội nông thôn vào năm 1916. Tuy nhiên, vốn xã hội chỉ thực sự thu hút giới nghiên cứu khi được các học giả như Bourdieu, Coleman, Fukuyama hay De Soto tham gia thảo luận. Trong một hội thảo do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức 1999, Francis Fukuyama đã khẳng định “xây dựng vốn xã hội là nhiệm vụ của cải cách kinh tế ở các nước kế hoạch tập trung cũ thế hệ thứ hai (second generation economic reforms)”. Bài viết này phân tích những nội dung chính của hai cách tiếp cận nghiên cứu về vốn xã hội (lý thuyết và thực nghiệm) diễn ra chủ yếu ở Mỹ và phương Tây trong mấy thập niên trở lại đây, nhằm góp phần vào cuộc thảo luận lâu nay về vốn xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua.(*) 1. Cách tiếp cận nghiên cứu lý thuyết . Vốn xã hội từ góc độ tiếp cận lối sống nông thôn và thành thị Trong tác phẩm “Trung tâm cộng đồng học tập nông thôn” (The rural school community center), Lyda Judson Hanifan (1879 - 1932) bàn đến vấn đề Thạc sỹ, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. (1) Theo những thuyết gia của dòng kinh tế học tân cổ điển, số .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.