Bài giảng Cải tạo rừng được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về những đặc điểm của rừng thứ sinh nghèo; phương thức lâm sinh xử lý rừng nghèo; tu bổ rừng thứ sinh nghèo. Mời các bạn tham khảo. | Bài thứ nhất NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA RỪNG THỨ SINH NGHÈO . Khái niệm về rừng thứ sinh nghèo Rừng thứ sinh nghèo được hình thành do các quá trình diễn thế thứ sinh dưới ảnh hưởng đa dạng của tự nhiên và hoạt động sống của con người như khai thác gỗ, làm nương rẫy Nói chung, sự xuất hiện rừng thứ sinh nghèo là do việc xử lý rừng không theo những phương thức lâm sinh chân chính nào. Bên cạnh rừng tự nhiên giàu trữ lượng gỗ, nước ta còn hàng triệu hecta rừng thứ sinh nghèo kiệt. Những loại rừng này không đáp ứng được mục tiêu kinh doanh lâu dài. Rừng thứ sinh nghèo kiệt không đáp ứng tốt yêu cầu kinh doanh lâu dài. Vì thế, việc tìm hiểu những đặc trưng của rừng thứ sinh nghèo kiệt và xác định những biện pháp lâm sinh thích hợp để chuyển hóa chúng thành rừng năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt theo yêu cầu kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng của lâm sinh học. . Những đặc trưng cơ bản của rừng thứ sinh nghèo a. Thành phần hệ thực vật đơn giản, bao gồm chủ yếu cây rừng thứ sinh ưa sáng, đời sống ngắn, kích thước nhỏ, gỗ trắng mềm, quả phát tán đồng loạt nhờ gió b. Kết cấu tầng thứ bị phá vỡ, độ che phủ của tán lá không đồng đều. c. Nhiều thực vật thân bụi và thân leo. d. Trữ lượng gỗ thấp, nhất là gỗ của những loài có giá trị cao. e. Tái sinh rừng kém do còn ít cây giống, hoặc do ảnh hưởng của khai thác rừng và môi trường biến đổi sau khai thác. f. Trên những lập địa thuận lợi có thể gặp rừng có cấu trúc đơn giản, thuần nhất về thành phần loài và kích thước. g. Hoàn cảnh rừng bị đảo lộn và không ổn định, trong đó đất bị thoái hóa nhanh chóng. . Phân loại rừng thứ sinh nghèo Tại sao cần phải phân loại rừng thứ sinh nghèo? Phân loại rừng thứ sinh nghèo cần phải được đặt ra là vì, mỗi loại rừng rừng thứ sinh nghèo có những đặc trưng khác nhau về kết cấu (loài, tầng thứ và độ tàn che tán rừng, trữ lượng.) và cấu trúc (phân bố N – D, N – H, G, M ), thành phần cây hợp mục tiêu kinh doanh, số lượng cây giống, mật độ và chất lượng cây tầng trên, tổ thành và mật độ .