Công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực tại Hà Nội

Bài viết Công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực tại Hà Nội tập trung làm rõ lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam; bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc; tính dễ tổn thương của người làm nghề giúp việc. | K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHÓM PHỤ NỮ LÀM NGHỀ GIÚP VIỆC BỊ BẠO LỰC TẠI HÀ NỘI Ths. Nguyễn Thị Kim Dung Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long Email: nguyenkimdung101284@ Tóm tắt: Năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Sự phát triển của kinh tế dẫn đến những thay đổi lớn mạnh của xã hội, một trong những chứng của thay đổi xã hội đó là làn song di cư từ nông thôn ra thành thị. Người dân di cư từ nông thôn ra thành thị làm đủ các nghề khác nhau để kiểm sống, trong đó có một số lượng lớn phụ nữ di cư làm nghề giúp việc gia đình. Nghề giúp việc gia đình, thực chất đã có từ rất lâu trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây, giúp việc gia đình đang ngày trở thành nhu cầu cần thiết đối với rất nhiều gia đình ở thành thị. Giúp việc gia đình tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội, tuy nhiên nghề này vẫn chưa thực sự được coi trọng và một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đó là vấn đề bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc vẫn chưa được quan tâm kịp thời. Bài viết này, vì thế tập trung vào vấn đề bạo lực đối với phụ nữ di cư làm nghề giúp việc và vai trò của công tác xã hội với vấn đề này. Từ khóa: di cư, bạo lực, phụ nữ, giúp việc gia đình, vai trò của công tác xã hội. Sau 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Sự kiện mở cửa năm 1986 đã tạo ra môt bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước nói chung và các tỉnh thành nói riêng của cả nước. Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế, sự phát triển ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng cao hơn nâng cao và có nhiều thay đổi. Một trong những bằng chứng của sự thay đổi phát triển này là làn sóng di cư trong nước, đặc biệt là di cư từ nông thôn ra thành thị, trong đó số lượng người di cư nhiều nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh (Đào Bích Hà,2011). Trong khi nhiều vùng nông thôn đang dư thừa lao động, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.