Nghiên cứu về hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Bài viết Nghiên cứu về hợp tác công tư ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nghiên cứu vấn đề này trên một số vấn đề như: Khoa học, thực tiễn, thể chế chính sách. Mời các bạn tham khảo. | Xã hội học số 3 (123), 2013 NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC CÔNG-TƯ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NGÔ NGỌC THẮNG Quan hệ đối tác Công-Tư (PPP) được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước có được cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ lợi ích công và phát triển kinh tế-xã hội. Tầm quan trọng này đã được khẳng định không chỉ ở các nước châu Âu mà còn cả ở các nước ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá rằng chính các nước đang phát triển là những nước sử dụng nhiều nhất PPP, coi đây là các công cụ cải cách quan trọng lĩnh vực quản lý công. Trên thực tế, mô hình này đã xuất hiện được áp dụng trong việc xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ 19. Theo Yescombe, tác giả cuốn Public - Private Partnerships: Principles of Policy and Finance (tạm dịch là Hợp tác công - tư: các nguyên lý chính sách và tài trợ), xuất bản năm 2007, thuật ngữ hợp tác công-tư bắt nguồn từ Hoa Kỳ với các chương trình giáo dục được cả khu vực công và khu vực tư cùng tài trợ trong thập niên 1950. Kể từ thập niên 1980, thuật ngữ hợp tác công-tư dần phổ biến ở nhiều nước và được hiểu là sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân để cùng xây dựng cơ sở hạ tầng hay cung cấp các dịch vụ công cộng. Trong lịch sử quản lý phát triển Việt Nam, đã từng xuất hiện hình thức PPP. Chẳng hạn, vào thời nhà Trần đã thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" và cho phép quân đội được sản xuất nông nghiệp để tự cân đối quân lương dự phòng cho các chiến lược phát triển dài hạn của quân đội. Các quyết sách của nhà Trần đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của quân đội và tăng cường sự gắn kết của mối quan hệ quân với dân. Nhà Lê, trong Bộ Luật Hồng Đức và Bản đồ Hồng Đức đã áp dụng phổ biến Mô hình quản lý Bát hoàng Kỳ. Thời nhà Nguyễn thực hiện chủ trương cho phép tù nhân được khai khẩn tại các vùng đất hoang, đất ven biển. Nhờ vậy, nhà .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    419    1    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.