Tài liệu gồm 2 phần khái quát lý thuyết về cấu tạo miền hút của rễ và hướng dẫn giải cụ thể bài tập trang 33 sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo! | Bài 1 trang 33 SGK Sinh học 6 Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng. Hướng dẫn giải bài 1 trang 33 SGK Sinh học 6: Vỏ gồm: biểu bì, thịt vỏ có các chức năng hút nước, muối khoáng rồi chuyển vào trụ giữa. Trụ giữa gồm: các bó mạch và ruột có chức năng chuvển các chất và chứa chất dư trữ. Miền hút: là miền quan trọng nhất của rễ, có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng. Bài 2 trang 33 SGK Sinh học 6 Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì? Hướng dẫn giải bài 2 trang 33 SGK Sinh học 6 Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Bài 3 trang 33 SGK Sinh học 6 Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Tại sao? Hướng dẫn giải bài 3 trang 33 SGK Sinh học 6 Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì cúa rễ (không cần lông hút). Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 31 SGK Sinh học 6 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 37 SGK .