Tài liệu gồm phần lý thuyết hướng dẫn giải bài tập trang 129 là tài liệu tham khảo hữu ích nhằm giúp các em ôn lại kiến thức đã học và gợi ý phương pháp giải các bài tập trong sách. Mời các em tham khảo! | Bài 1 trang 129 SGK Sinh học 7 So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch. Hướng dẫn giải bài 1 trang 129 SGK Sinh học 7: Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có những bộ phận phát triển hơn so với xương ếch. Ở thằn lằn đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp, cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng. Đốt sống đuôi dài, đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự di chuyển trên cạn. Bài 2 trang 129 SGK Sinh học 7 Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Hướng dẫn giải bài 2 trang 129 SGK Sinh học 7: – Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn. – Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn. – Thằn lằn là động vật biến nhiệt. – Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu. – Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển. Bài 3 trang 129 SGK Sinh học 7 Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch. Hướng dẫn giải bài 3 trang 129 SGK Sinh học 7: Các nội quan Ếch Thằn lằn Phổi Phổi đơn giản, ít vách ngăn (Chủ yếu hô hấp bằng da) Phổi có nhiều ngăn (Cơ liên sường tham gia vào hô hấp) Tim Tim 3 ngan (2 tâm nhĩ và một thâm thất, máu pha trộn nhiều hơn) Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt(máu ít pha trộn hơn) Thận Thận giữa (bóng đái lớn) Thận sau (xoang huyệt có khả năng hấp thụ nước) Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 126 SGK Sinh học 7 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 133 SGK .