Với mong muốn giúp các em học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức đã học một cách nhanh chóng và hiệu quả. gửi đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 34. Tài liệu bao gồm lời giải chi tiết, rõ ràng tương ứng với từng bài tập trong SGK sẽ giúp cho các em học sinh ôn tập dễ dàng. Sau đây mời các em cùng tham khảo! | Bài 68 trang 34 SGK Đại số 7 chương 1 a) Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn? Giải thích. 5/8; −3/20; 4/11; 15/22; 7/12; 14/35 b) Viết các phân số trên dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn (viết gọn với chu kỳ trong dấu ngoặc) Hướng dẫn giải bài 68 trang 34 SGK Đại số 7 chương 1: a) – Phân số 5/8 được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn vì có mẫu 8 = 23 không có ước nguyên tố khác 2 và 5 – Phân số −3/20 được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn vì có mẫu 20 = 22 . 5 không có ước nguyên tố khác 2 và 5 – Phân số 14/35 được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn vì 14/35 = 2/5, mẫu 5 không có ước nguyên tố khác 2 và 5 – Các phân số 4/11; 15/22; 7/12 có mẫu lần lượt là 11 = 1 . 11; 22 = 2 . 11; 12 = 3 . 22 đều chứa ước nguyên tố khác 2 và 5 nên được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. b) 5/8 = 0,625; −3/20 = -0,15; 14/35 = 2/5 = 0,4 4/11 = 0,(36); 15/22 = 0,6(81); 7/12 = 0,58(3) Bài 69 trang 34 SGK Đại số 7 chương 1 Dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kỳ trong thương (viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn) của các phép chia sau: a) 8,5 : 3 b) 18,7 : 6 c) 58 : 11 d) 14,2 : 3,33 Hướng dẫn giải bài 69 trang 34 SGK Đại số 7 chương 1: a) 8,5 : 3 = 2,8(3) b) 18,7 : 6 = 3,11(6) c) 58 : 11 = 5,(27) d) 14,2 : 3,33 = 4,(264) Để tải tài liệu về máy tham khảo, các em em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang . Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 65,66,67 trang 34 SGK Đại số 7 tập 1 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 70,71,72 trang 35 SGK Đại số 7 tập