Tài liệu gồm 2 phần khái quát lý thuyết về trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác và hướng dẫn giải cụ thể bài tập trang 118 sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo! | Bài 24 trang 118 SGK Hình học 7 tập 1 Vẽ tam giác ABC biết ∠A = 900; AB = AC = 3cm. Sau đó đo các góc ∠B và ∠C. Hướng dẫn giải bài 24 trang 118 SGK Hình học 7 tập 1: Cách vẽ: – Vẽ góc ∠xAy = 900 – Trên tia Ax vẽ đoạn thẳng AB = 3cm, – Trên tia Ay vẽ đoạn thẳng AC = 3cm, – Vẽ đoạn BC. Ta vẽ được đoạn thẳng BC. Ta đo các góc B và C ta được ∠B = ∠C = 450 Bài 25 trang 118 SGK Hình học 7 tập 1 Trên mỗi hình 82,83,84 sau có các tam giác nào bằng nhau? Vì sao? Hướng dẫn giải bài 25 trang 118 SGK Hình học 7 tập 1: Hình 82: ∆ADB và ∆ADE có: AB = AE (gt) ∠A1b= ∠A2 , AD chung. Nên ∆ADB = ∆ADE() Hình 83: ∆HGK và ∆IKG có: HG = IK (gt) ∠G = ∠K (gt) GK là cạnh chung (gt) nên ∆HGK = ∆IKG( ) Hình 84: ∆PMQ và ∆PMN có: MP cạnh chung ∠M1 = ∠M2 Nhưng MN không bằng MQ. Nên PMQ không bằng PMN. Bài 26 trang 118 SGK Hình học 7 tập 1 Xét bài toán: ” Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, Trên tia đối của MA lấy điểm E sao cho ME=MA. Chứng minh rẳng AB//CE”. Dưới đây là hình vẽ và giả thiết, kết luận của bài toán() Hãy sắp xếp lại năm câu sau đây một cách hợp lí để giải bài toán trên: 1) MB = MC(gt) ∠AMB = ∠EMC (Hai góc đối đỉnh) MA = ME(Giả thiết) 2) Do đó ∆AMB=∆EMC() 3) ∠MAB = ∠MEC ⇒ AB//CE (hai góc bằng nhau ở vị trí sole trong) 4) ∆AMB= ∆EMC⇒ ∠MAB = ∠MEC (Hai góc tương ứng) 5) ∆AMB và ∆EMC có: Hướng dẫn giải bài 26 trang 118 SGK Hình học 7 tập 1: Thứ tự sắp xếp hợp lý nhất là: 5,1,2,4,3. Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 15,16,17,18,19,20,21,22,23 trang 114,115,116 SGK Hình học 7 tập 1 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 27 trang 119 SGK Hình học 7 tập .