Hướng dẫn giải bài C1,C2 trang 111 SGK Vật lý 9

Tài liệu giải chi tiết các bàu tập Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức cần thiết trong chương học, nắm vững phương pháp, cách phân loại các dạng bài tập và có cách nhìn nhận phương pháp giải. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu. | Bài C1 trang 111 SGK Vật Lý 9 Chứng minh rằng đường nối các vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sang từ đỉnh ghim A đến mắt Hướng dẫn giải bài C1 trang 111 SGK Vật Lý 9 Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh (hoặc nhựa trong suốt), ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của ghim A qua miếng thủy tinh. Điều đó chứng tỏ rằng ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thủy tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy ghim A’ có nghĩa là A’ đã che khuất I và A, do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt. Vậy đường nối các vị trí A, i, A’ là đường truyền của tia sáng từ đỉnh ghim A tới mắt Bài C2 trang 111 SGK Vật Lý 9 Nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh. Chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. Đo độ lớn góc khúc xạ  Hướng dẫn giải bài C2 trang 111 SGK Vật Lý 9 Tia sáng truyền từ không khí vào thủy tinh (hoặc nhựa trong suốt), bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh. Khi tia sáng truyền từ không khí vào các môi trường trong suốt khác thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3,C4,C5,C6,C7,C8, trang 109,110 SGK Lý 9 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài C3,C4 trang 112 SGK Vật lý .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.