Bàn thêm về các dấu hiệu thông dụng nhận diện hành động hỏi gián tiếp trong Tiếng Việt

Bài viết "Bàn thêm về các dấu hiệu thông dụng nhận diện hành động hỏi gián tiếp trong Tiếng Việt" trình bày nội dung về các dấu hiệu nhận diện hành động hỏi gián tiếp được thể hiện bằng câu hỏi có lực ngôn trung cầu khiến, bày tỏ và các phương tiện nhận diện hành động hỏi sử dụng hình thức câu khác nhau để thể hiện lực ngôn trung nghi vấn. . | BÀN THÊM VỀ CÁC DẤU HIỆU THÔNG DỤNG NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT (Trao đổi thêm về bài viết “Một số hành động hỏi gián tiếp trong thơ Tố Hữu” của tác giả Hồ Thị Phương Trang, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4- 2014) Nguyễn Thị Thanh Ngân1, Trương Thị Hoa ABSTRACT In comunication, the illocutionary force of indirect ask act is found through some words/ phrases in imperative, declarative or in interrogative without requesting information. This popular and exciting speech act reflects the Vietnamese’s habit of intellect and speech. 1 TS, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên 1. Mở đầu Hành động ngôn từ là loại hành động đặc biệt, dùng ngôn ngữ làm phương tiện tác động đến người nghe (Sp2 (2)), khiến Sp2 ít nhiều thay đổi trạng thái tâm lý, vật lý. Như một quy luật, mỗi hình thức phát ngôn thường ứng với một lực ngôn trung nhất định, tuy nhiên, trong những trường hợp mà Sp1 dùng hình thức của kiểu câu này để hướng đến một hiệu lực ở lời khác, thì sản phẩm được tạo ra là một hành động ngôn từ gián tiếp. Điều này đã được đề cập trong nghiên cứu của các tác giả J. Searle, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Đặng Thị Hảo Tâm, Mai Thị Kiều Phượng Hành động hỏi và câu hỏi- phương tiện đắc lực để thực hiện hành động này- từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Theo đó, một hành động hỏi thường được nhận diện nhờ hình thức của câu hỏi có sử dụng các đại từ nghi vấn, các phụ từ nghi vấn, tiểu từ nghi vấn hoặc kết từ nghi vấn. Chúng tôi đồng tình với tác giả Hồ Thị Phương Trang khi nhấn mạnh: hỏi là cách để “yêu cầu cung cấp thông tin cần biết, chưa biết” (theo Lê Đông, 1996), là cách “sử dụng câu hỏi để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau” (theo Đặng Thị Hảo Tâm, 2003). Từ các quan điểm về hành động ngôn từ gián tiếp và về hành động hỏi, có thể nhận thấy hành động hỏi gián tiếp có hai dạng biểu hiện: i. lực ngôn trung hỏi được biểu hiện dưới một hình thức không phải câu hỏi, và ii. hình thức câu hỏi được dùng để biểu thị một hiệu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.