Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 36 SGK Sinh học 9

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu giải bài tập Phát sinh giao tử và thụ tinh, tài liệu với các gợi ý đáp án tương ứng với từng bài tập trong SGK giúp các em biết cách giải bài tập một cách chuẩn xác nhất. Ngoài ra, việc tham khảo tài liệu để các em tự trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập. | Bài 1 trang 36 SGK Sinh học 9 Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. Hướng dẫn giải bài 1 trang 36 SGK Sinh học 9: – Quá trình phát sinh giao tử ở cây có hoa so với động vật: Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo nhiều tinh nguyên bào. Sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần phân bào thứ nhất tạo ra hai tinh bào bậc 2, lần phân bào thứ hai tạo ra bốn tinh tử. Các tinh tử phát triển thành các tinh trùng. Trong quá trình phát sinh giao tử cái, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn nguyên bào bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần phân bào thứ nhất tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2, lần phân bào thứ hai cũng tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ hai và một tế bào khá lớn gọi là trứng. Sau này chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh với tinh trùng. – Những điểm khác nhau cơ bản trong sự hình thành giao tử ở cây có hoa so với ở động vật: quá trình phát sinh giao tử ở thực vật diễn ra phức tạp hơn ở động vật, đặc biệt là ở thực vật có hoa: + Trong quá trình phát sinh giao tử đực (hình ): Mỗi tế bào mẹ của tiểu bào từ giảm phân cho bốn tiểu bào tử đơn bội sẽ hình thành bốn hạt phấn. Trong hạt phấn, một nhân đơn bội phân chia cho một nhân ống phấn và một nhân sinh sản. Tiếp theo, nhân sinh sản lại phân chia tạo thành hai giao tử đực. + Trong sự hình thành giao tử cái: Tế bào mẹ của đại bào từ giảm phân cho bốn đại bào tử nhưng chỉ có một sống sót rồi lớn lên và nhân của nó nguyên phân liên tiếp ba lần tạo ra 8 nhân đơn bội trong một cấu tạo được gọi là túi phôi. Trứng là một trong ba tế bào ở phía cuối lỗ noãn của túi phôi. Bài 2 trang 36 SGK Sinh học 9 Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể. Hướng dẫn giải bài 2 trang 36 .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.