Luận án "Phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam" được nghiên cứu với mục đích nhằm đánh giá thực trạng phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2014 và đề xuất giải pháp phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG ph¸t triÓn nh©n lùc t¹i tËp ®oµn c«ng nghiÖp than - kho¸ng s¶n viÖt nam TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 62 31 05 01 HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: . Nguyễn Thị Thơm Phản biện 1:. . Phản biện 2:. . Phản biện 3:. . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ. ngày tháng năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế (TĐKT). Hoạt động của Tập đoàn luôn đạt hiệu quả, tạo sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự phát triển của Tập đoàn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng là một doanh nghiệp nhà nước lớn, có vị trí trọng yếu trong nền kinh tế đất nước. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, song nguyên nhân cơ bản nhất nằm ở yếu tố con người nhân lực. Tập đoàn vẫn chưa thực hiện có hiệu quả quy hoạch PTNL đã được xây dựng; sự bất hợp lý, mất cân đối giữa phát triển về cơ cấu, số lượng và chất lượng; còn thiếu những cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao, cũng như các chính sách hấp dẫn để giữ chân người