Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên

Luận án "Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên" phân tích, đánh giá thực trạng thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VƯƠNG THANH TÚ thÞ tr-êng lao ®éng ë tØnh th¸i nguyªn Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Hậu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường lao động (TTLĐ) là một thị trường đặc biệt vì đối tượng mua bán là hàng hoá sức lao động (HHSLĐ). Đây là một yếu tố "đầu vào" không thể thiếu được của quá trình sản xuất để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hơn thế nữa, sức lao động (SLĐ) còn là một nguồn lực quan trọng quyết định đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD). Vì vậy, các quốc gia phát triển đặc biệt quan tâm đến người lao động, tạo ra những điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi và mức tiền công cao để thu hút lao động, nhất là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi từ nước ngoài, làm xuất hiện tình trạng "chảy máu chất xám" ở các nước đang phát triển. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mọi sản phẩm được làm ra đều do Nhà nước giao chỉ tiêu, quản lý và phân phối đến tận người dân, không thừa nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ, nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá trên thị trường. Theo đó, SLĐ cũng không được coi là hàng hoá, TTLĐ không được hình thành, mọi quan hệ lao động đều thông qua hình thức tuyển dụng, sắp xếp vào biên chế nhà nước, tiền lương của người lao động được hưởng từ ngân sách nhà nước theo thang bậc lương quy định của nhà nước. Hệ quả là làm người lao động không có động lực cố gắng làm việc chuyên tâm,

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.